Nhu Gia – Thạnh Phú – Kỳ 1 (Lượt xem: 303668)
>> GIỚI THIỆU >> Thông tin trong ngành >> Hương sắc Sóc Trăng
Cập nhật: 13/10/2014Có khá nhiều nguồn gốc được cho là hình thành nên địa danh Nhu Gia. Xuất xứ từ truyền thuyết tín ngưỡng dân gian đến bắt nguồn từ đặc trưng hình hài xứ sở.
Hình ảnh Nhu Gia ngày xưa
Tiếp tục với phần tìm hiểu về các địa danh Sóc Trăng, trong mục địa chí Sóc Trăng kỳ này, chúng ta cùng về Thạnh Phú – Mỹ Xuyên, với địa danh Nhu Gia. Cũng gần giống như Xoài Cả Nả- Đại Tâm. Nhu Gia cũng bắt nguồn từ một hình ảnh đặc trưng của quê hương. Đó là những “ Nhánh bần chồm ra mé sông” và đồng bào Khmer gọi là Ompu Yea – có nghĩa là “nhánh bần gie” và bà con người Kinh, người Hoa đọc trại thành Vu Gia hay Nhu Gia.
Nhu Gia là địa danh khá phổ biến dưới triều nhà Nguyễn và nhất là thời kỳ thực dân Pháp cai trị ở miền nam, nhưng lại không thống nhất bởi có lúc gọi: Vu Gia, khi thì Nho Gia hay Giu Gia... Nhưng đó là những cách gọi theo kiểu truyền miệng còn địa danh “Nhu Gia” thì chính thức xuất hiện trên văn tự từ năm 1860, khi làng Nhu Gia được thành lập. Đây cũng là một trong những làng thuộc quận Mỹ Xuyên được hình thành sớm nhất. Khai cơ lập nghiệp, có cư dân sinh sống tức có nhu cầu bán mua trao đổi hàng hóa. Năm 1904 chợ Nhu Gia được chính thức công nhận là chợ loại 3, sánh ngang với Bố Thảo, Rạch Gòi, Tà Liêu... những trung tâm thương mại lớn lúc bấy giờ. Tuy nhiên chợ cũng chỉ giải quyết nhu cầu bán mua thiết yếu, chứ không nhộn nhịp giao thương như hiện nay. Nhà giáo nhân dân Lâm Es- người con ưu tú của làng quê Thạnh Phú, vẫn nhớ mãi những ngày thơ ấu, thuở cấp sách đến trường trong gian khó của quê hương.
Có khá nhiều nguồn gốc được cho là hình thành nên địa danh này. Xuất xứ từ truyền thuyết tín ngưỡng dân gian đến bắt nguồn từ đặc trưng hình hài xứ sở. Nhưng theo Địa chí Sóc Trăng và những tài liệu chúng tôi có được cùng lời kể của các bậc cao niên địa phương thì Nhu Gia bắt nguồn tử 3 giả thuyết sau:
Thứ nhất là truyền thuyết mang tín ngưỡng dân gian: Xưa kia, có một vị thần ban đêm làm phép cho gia đình nọ - có sách nói là cho một nhóm thợ, ngồi trong chiếc thuyền đi sang xứ khác mà không phải chèo chống và cũng không tốn nhiều thời gian. Thần buộc mọi người phải nhắm chặt mắt lại trong lúc làm phép thì mới linh nghiệm. Nhưng có một người vì thiếu lòng tin, lại tò mò nên hé mắt nhìn và bất chợt thấy thuyền đang lơ lững trên ngọn cây. Vì quá hoảng sợ nên người đó hét lên lập tức phép thuật không còn. Chiếc thuyền đang lao đi vun vút trên không, đột ngột dừng lại rồi rơi xuống và mắc lơ lửng trên ngọn cây. “Chiếc thuyền bị lủng” tiếng Khmer gọi là “ Sampu Thle”, dần dà được nói trại ra Tầm Vu Gia rồi Vu Gia hoặc Nhu Gia, Nho Gia.
Thuyết thứ hai: cho rằng Nhu Gia bắt nguồn từ chữ Ompu Yea – như chúng tôi đã nói từ đầu có nghĩa là “ Nhánh bần gie” theo tiếng Khmer. Bởi trên con sông bắt nguồn từ Mỹ Phước- Mỹ Tú rồi đổ ra Dù Tho- Tham Đôn này, hàng trăm năm trước dọc hai bên bờ là những hàng bần ken dày. Nhiều cây cổ thụ nghiêng hẳn ra bờ sông với vô số những nhánh “ Thủy liễu” là đà trên mặt nước, tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. “Ompu Yea” là khắc họa hình ảnh đặc trưng ấy, về sau theo giọng phát âm của người Kinh, người Hoa đọc trại thành Nhu Gia, Vu Gia. Dù không còn ken dày những rặng “ Thủy liễu” giăng màn trên sông, nhưng dòng Nhu Gia, đoạn ngang qua chợ Thạnh Phú hiện nay vẫn còn khá nhiều những gốc bần như để minh chứng cho cách gọi “Ompu Yea”.
Thuyết thứ ba: Theo tài liệu được in trong Quyển địa chí Sóc Trăng thì vùng đất Sóc Trăng khi chưa được khai phá, những lưu dân từ Thuận - Quảng đi vào vùng đất mới để sinh cơ lập nghiệp đã chọn nơi đây làm điểm dừng chân vì hội tụ nhiều ưu điểm liên quan đến phong thủy, đặc biệt là “Nhị cận giang”. Sau một ngày lao động vất vả, chiều về các bậc tiền nhân lại đắm chìm trong nỗi nhớ cố hương. Dù cuộc sống đã tự do, tự tại không còn bị ràng buộc bởi lễ nghi phong kiến hà khắc, nhưng hình ảnh quê cha, đất tổ, trong đó có con sông Vu Gia hiền hòa đã mang lại cho họ biết bao thương nhớ hồi tưởng; Để ghi dấu ấn về quê hương nơi miền đất mới, họ đặt cho con sông này cũng tên “ Vu Gia”, nhưng do cách phát âm của người địa phương, những thế hệ sau với đặc trưng Nam Bộ nên từ Vu Gia dần dần biến thành Giu Gia, Nho Gia và nhất là Nhu Gia.
Ngoài ra, còn nhiều cách lý giải khác về địa danh Nhu Gia. Trong đó “Nhu Gia” có nghĩa là “Ghe Chài”: Ghe Chài là chiếc ghe lớn để chở lúa ở Miền Nam. Ghe Chài là do người Hoa đọc theo tiếng của người Khmer từ “Tuk pok chay” thành “pok-chai”. Chữ “pok” đọc gần giống như “Po hay pou” rồi trại ra là “Nhu” còn “Chai hay chay” đọc thành “Gia”. Nên từ “pok chai” đọc thành “Nhu Gia” nhằm chỉ đây là “Xứ Ghe Chài”. Vì dòng sông Nhu Gia ngày ấy có rất nhiều ghe chài đậu “ ăn lúa”, tức thu mua lúa của bà con trong vùng. Tuy nhiên theo học giả Vương Hồng Sển thì “Ghe Chài” là do cách nói trại ra. Còn nói đủ chữ phải là “Ghe Bốc Chài” tức “Tuk pokchay” theo tiếng Khmer. Còn “pok chai” là tiếng Hoa, đọc theo giọng Triều Châu, chữ Hán là “Bá Tai” có nghĩa là chở được trăm thứ- chỉ chiếc ghe lớn, chở được nhiều hàng, đủ món, rồi từ đó được Việt Hóa thành Ghe Chài.
“Bần gie, Ghe Chài” đây đó chúng ta vẫn còn thấy trên dòng Nhu Gia hôm nay, nhưng những biến cố đi cùng năm tháng, cuộc sống luôn biến động, Làng Nhu Gia khó nhọc hôm nào, giờ đã là một Thạnh Phú khá sầm uất, nơi Quốc lộ đi qua mang theo những dáng dấp khang trang hiện đại. Cùng với đó là niềm vui của các bậc cao niên khi thấy quê hương ngày thêm khởi sắc và cháu con thuận tiện hơn trong việc đến trường.
Dòng sông yêu thương góp phần tạo nên hình hài xứ sở, tên gọi của một địa phương. Ompou Yea- Nhu Gia không chỉ là “cõi lòng” của bao thế hệ người dân Thạnh Phú mà còn gắn liền với kí ức của không ít người dân Sóc Trăng, nhất là đồng bào Khmer, vì đoạn sông này là một trong những đường đua ghe ngo ngày trước.
Quốc Khởi
Tag: |
TIN LIÊN QUAN
- Nhu Gia – Thạnh Phú ( Kỳ Cuối )
- Đại Tâm – Xoài Cả Nả - (Kỳ 3)
- Tìm hiểu địa danh Nhu Gia
- Tìm hiểu địa danh “Tà Lọt”.
- Những làng nghề dưới lũy tre.
- Hội nghị triển khai nhiệm vụ hệ thống...
- Bảo tàng Sóc Trăng với những hoạt động...
- Huyện Mỹ Tú tổ chức hội thao mừng...
- Chùa Pô Thi PhĐôk xếp hạng di tích...
- Sóc Trăng có 7 nghệ nhân được phong...
- Công tác chuẩn bị cho Hội thi Giai...
- Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng thăm, chúc mừng...
- Tổng kết và trao thưởng Giải Báo chí...
- Báo chí Sóc Trăng vững bước trên chặng...
- Đài PT&TH Sóc Trăng tổng kết công...
- Họp mặt đội ngũ công tác viên truyền...
- Khai mạc Hội thi Đờn ca tài tử...
- Liên hoan Dân ca Khmer khu vực ĐBSCL...
- Ngày thi diễn thứ 3 Liên hoan Dân...
- Khai mạc Liên hoan Dân ca Khmer khu...
- Đài PTTH Sóc Trăng làm việc với các...
- HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện...
- Trao giải Hội thi Nhà nông tài tử...
- Chi đoàn Đài PTTH Sóc Trăng phối hợp...
- Kết thúc Giải Bóng đá Nhi đồng tranh...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp STV...
- Giải Bóng đá Nhi đồng tranh Cúp Truyền...
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.