Giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên Tôm nuôi nước lợ (Lượt xem: 231)
>> TIN TỨC
>> Nông nghiệp - Nông thôn
>> Khuyến Nông - Khuyến Ngư
Hiện nay, tại tỉnh Sóc Trăng đang bước vào đợt thả nuôi Tôm chính vụ; thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, đã xuất hiện các đợt mưa lớn làm môi trường ao nuôi dễ thay đổi lớn và đột ngột ảnh hưởng tới sự phát triển của Tôm và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh. Theo đó, ngành chuyên môn cùng các địa phương thuộc vùng nuôi Tôm trọng điểm của tỉnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp cần thiết, nhằm giúp người nuôi Tôm đảm bảo được hiệu quả sản xuất.

Ao nuôi có trang bị hệ thống si phông để định kỳ thải mùn bã hữu cơ, tảo tàn, thức ăn dư ra ngoài ao nuôi.
Tại huyện Long Phú, Kế hoạch thả nuôi Tôm nước lợ năm 2025 là 250 ha, tập trung chủ yếu ở xã Long Phú và thị trấn Long Phú. Đến nay, toàn huyện đã thả nuôi khoảng 116 ha và chưa ghi nhận thiệt hại trên Tôm nuôi; Tôm đang trong giai đoạn từ 20 đến 90 ngày tuổi, phần lớn đang sinh trưởng tốt.
Để bảo vệ năng suất, chất lượng Tôm trên đồng và phần diện tích chuẩn bị thả giống, Phòng Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) huyện Long Phú đã khuyến cáo người nuôi về lịch thời vụ, biện pháp xử lý, cải tạo ao và vận động hộ nuôi ưu tiên áp dụng hình thức nuôi Tôm theo hướng an toàn sinh học để hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Ông Nguyễn Thanh Hồng - Phó trưởng Phòng NN&MT huyện Long Phú, khuyến cáo hộ nuôi Tôm tuân thủ theo khung lịch thời vụ; vệ sinh môi trường ao nuôi, xử lí thật kĩ nguồn cấp, thoát nước; chọn cơ sở có uy tín để mua con giống; không xử dụn hoá chất cấm, kháng sinh cấm trong suốt quá trình nuôi; thường xuyên kiểm tra, cập nhật thông tin quan trắc môi trường để chọn thời điểm thích hợp nhất thả nuôi Tôm nhằm tránh thiệt hại. Ngoài ra, hộ nuôi cần tăng cương công tác rà soát, phòng, chống dịch hại trong quá trình nuôi Tôm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Ao nuôi Tôm của anh Châu Minh Tâm ở ấp 2, thị trấn Long Phú.
Tại thị xã Vĩnh Châu, hộ dân đã thả nuôi được khoảng 5.500 ha Tôm nước lợ. Từ đầu năm đến nay, nắng nóng kéo dài kèm theo nhiều bất lợi từ thời tiết đã khiến khoảng 185 ha Tôm thiệt hại do mắc một số bệnh truyền nhiễm như: phân trắng, gan tụy, đốm trắng đã được ghi nhận. Tuy diện tích Tôm thiệt hại chưa lớn nhưng ngành chuyên môn đã và đang triển khai quyết liệt đến bà con nuôi tôm các biện pháp phòng bệnh. Sự chủ động này nhằm khống chế tỷ lệ Tôm nuôi nhiễm bệnh, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa, điều kiện thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp. Ông Nhan Trung Nghĩa (ảnh dưới) - Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y TX. Vĩnh Châu, cho biết Trạm đã tổ chức 20 cuộc tập huấn, hội thảo cho bà con nuôi Tôm trên địa bàn về phòng, chống dịch bệnh trên Tôm nuôi, khuyến cáo các mô hình nuôi Tôm hiệu quả. Trạm còn phối hợp với Phòng NN&MT và UBND các xã, phường tăng cường cấp phát hoá chất Clorin miễn phía cho bà con nuôi Tôm bị thiệt hại do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để dập dịch nhằm hạn chế mầm bệnh lây lan ra môi trường tự nhiên trong vùng nuôi. Trạm chỉ đạo cán bộ đơn vị tăng cường thực hiện vận hành phòng xét nghiệm để xét nghiệm miễn phí cho hộ nuôi về các yếu tố môi trường cũng như mầm bệnh để giúp bà con quản lí tốt hơn môi trường ao nuôi.
Thười gian qua, công tác tuyên truyền, khuyến cáo được đẩy mạnh nên đến nay, hộ nuôi Tôm tại tỉnh Sóc Trăng đã có chuyển biến đáng kể trong phòng bệnh trên Tôm nuôi. Hộ nuôi hiểu rõ việc “nuôi nước trước khi nuôi tôm” thông qua việc thiết kế thêm hệ thống xử lí nước tự động 24/24h để kiểm soát tốt khí độc và chất lợn cợn, đảm bảo chất lượng nước cấp cho từng ao, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên Tôm. Tại nhiều vùng nuôi, bà con còn mạnh dạn đầu tư nâng cấp quy trình nuôi theo hướng cải tiến, như: mô hình nuôi ao lót bạt đáy, mô hình nuôi 3 hoặc 4 giai đoạn trong ao tròn nổi.
Ngoài ra, trước khi thả Tôm qua ao nuôi, người nuôi còn tiến hành vèo Tôm 30 ngày để hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh ngay từ Tôm giống. Việc này, giúp Tôm phát triển trong điều kiện đảm bảo, hạn chế được ảnh hưởng do tác động từ yếu tố môi trường, nhiệt độ; dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên Tôm được kiểm soát tốt hơn. Anh Châu Minh Tâm ở ấp 2, thị trấn Long Phú, chia sẻ: Cái chính là không khuẩn, tăng cường men đường ruột, tăng sức đề kháng cho Tôm. Cứ 6 ngày diệt khuẩn 1 lần; khống chế tảo nếu tảo nhiều Tôm sẽ yếu đường ruột.
Lấy mẫu xét nghiệm trên Tôm nuôi.
Tính đến ngày 17/5, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi đạt khoảng 16.000 ha Tôm nước lợ, đã ghi nhận Tôm nuôi thiệt hại là 344,5 ha, chiếm 2,2% diện tích thả nuôi. Qua kết quả giám sát cho thấy, hiện nay trên vùng nuôi đang có tác nhân gây thiệt hại chính là bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh vi bào tử trùng. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã và đang phối hợp đơn vị liên quan triển khai khẩn trương, quyết liệt công tác quản lý, giám sát dịch bệnh trên Tôm nuôi, nhằm kịp thời thông tin, khuyến cáo để bà con nuôi Tôm chủ động giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Ông Trần Tuấn Phong - Trưởng Phòng Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, cho biết đơn vị đang phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập Phòng liên ngành để kiểm tra giống nhập tỉnh để đảm bảo đầu vào con giống; tiến hành kiểm tra giống hàng đêm; Chi cục thường xuyên, định kỳ lấy mẫu giám sát chủ động tại các trại ương dưỡng tôm giống trên địa bàn tỉnh. đã lấy 64 mẫu thì có 15 mẫu dương tính với bệnh vi bào tử trùng. Ngoài ra vào vụ nuôi, tại các kinh cấp, Chi cục tiến hành lấy mẫu định kỳ 2 lần/tháng để xác định các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đã thu được 48 mẫu thì có 14 mẫu dương tính bệnh đốm trắng. Đối với ao nuôi bị thiêt hại, Chi cục tiến hành thu mẫu để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh, từ đầu năm đến nay đã thu được 140 mẫu thì có 27 mẫu dương tính với bệnh đốm trắng, 29 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tuỵ cấp, 47 mẫu dương tính với bệnh vi bào tử trùng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, đã xuất hiện các đợt mưa lớn làm môi trường ao nuôi dễ thay đổi lớn và đột ngột ảnh hưởng tới sự phát triển của Tôm và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh; đối với hơn 50% diện tích ao nuôi chưa thả giống, ngành chuyên môn lưu ý hộ nuôi nên chú trọng cải tạo ao nuôi cho thật kĩ, thực hiện nuôi nước bằng các giải pháp sinh học nhằm đảm bảo môi trường luôn được cân bằng, ổn định. Đồng thời, lựa chọn nguồn Tôm giống ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo không tồn lưu mầm bệnh. Ưu tiên giải pháp an toàn sinh học từ khi bắt đầu đến kết thúc vụ nuôi nhằm đảm bảo Tôm phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao. Ông Đào Văn Bảy (ảnh trên) - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, khuyến cáo hộ nuôi nên chọn con giống ở cơ sở có uy tín, sau đó bắt con Tôm giống test bằng hoá chất phormol với nồng độ 100 trong thời gian 30 phút. Nếu tỷ lệ chết dưới 5% thì chọn mẻ Tôm đi xét nghiệm bằng phương pháp PCR, nếu âm tính với các bệnh đốm trắng, hoại tử gan tuỵ cấp, vi bào tử trùng thì chọn mẻ Tôm này về thả nuôi. Điều quan trọng nữa là hộ nuôi phải lấy nước từ ao lắng qua ao nuôi. Không cấp nước trực tiếp từ kinh cấp vào ao nuôi. Hộ nuôi nên áp dụng mô hình nuôi 2 đến 3 giai đoạn và nên lắp hệ thống si phông để định kỳ thải mùn bã hữu cơ, tảo tàn, thức ăn dư ra ngoài ao nuôi.
Con số 2,2% diện tích Tôm nuôi bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh tuy vẫn còn ở ngưỡng an toàn, nhưng trước những rủi ro khó lường, ngành chuyên môn khuyến cáo người nuôi cần “phòng bệnh” hơn “trị bệnh” nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất; kết hợp thả nuôi rải vụ, thăm dò nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi Tôm nuôi không may nhiễm bệnh./.
Văn Đại, Ngọc Thơ
TIN CÙNG ĐỊA BÀN
-
Tin trong nước (23-05-2025)
-
Thời sự tổng hợp (22-05-2025)
-
Bản tin Thể thao (23-05-2025)
-
Bản tin STV NEWS (21-05-2025)
-
Bản tin STV NEWS (22-05-2025)
-
Sóc Trăng ngày mới (22-05-2025)
-
Chương trình tọa đàm Bảo hiểm xã hội...
-
Thời sự trưa (22-05-2025)
-
Sóc Trăng ngày mới (23-05-2025)
-
Thời sự trưa (23-05-2025)
-
Giấc ngủ và sức khỏe con người
-
Trần Đề ngăn chặn ngay từ trong bờ...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với...
-
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra Dự án...
-
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ...
-
Đề xuất tiến độ và phối hợp tổ...
-
Thời sự chiều 23-05-2025
-
Thời sự chiều 22-05-2025
-
Bản tin Thể thao (22-05-2025)
-
Tin trong nước (22-05-2025)
-
Chương trình tiếng Khmer (20-05-2025)
-
Thời sự tiếng Hoa (20-05-2025)
-
Thời sự tổng hợp (21-05-2025)
-
Các nước thành viên WHO nhất trí tăng...
-
Thường trực Tỉnh uỷ làm việc với Uỷ...
-
Bắt tạm giam 12 đối tượng kinh doanh...
-
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Sóc...
-
Bản tin tình hình xâm nhập mặn (21-05-2025)...
-
Bài hát yêu thích (19-05-2025)
-
Nhạc nhẹ Việt Nam (19-05-2025)
-
Nhạc trẻ Việt nam (19-05-2025)
-
ShowBiz Việt (19-05-2025)
-
Tình khúc ngày mới (19-05-2025)
-
Trích đoạn cải lương (19-05-2025)
-
Bạn gái làm đẹp (18-05-2025)
-
Ca nhạc chủ đề (18-05-2025)
-
Sân khấu Cải lương (18-05-2025)
-
Tình khúc ngày mới (18-05-2025)
-
Chuyện người nhạc sĩ (18-05-2025)
-
Bài hát yêu thích (17-05-2025)
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Họp mặt Đội biệt động thị xã Sóc Trăng
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thăm, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.