Giấc ngủ và sức khỏe con người (Lượt xem: 288)
>> TIN TỨC
>> Đời sống - Xã hội
>> Sức khỏe cho mọi người
Nếu gặp phải những biểu hiện như khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại hay thậm chí thức cả đêm, mệt mỏi vào ban ngày và thường xuyên buồn ngủ, rất có thể bạn đang gặp rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ kéo dài gây nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động của con người.

Bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh mất ngủ tại phòng khám Khoa Tâm thần của Bệnh viện chuyên khoa 27 tháng 2.
Mỗi ngày, phòng khám Khoa Tâm thần của Bệnh viện chuyên khoa 27 tháng 2 tiếp nhận trên dưới 200 lượt bệnh nhân đến khám với các biểu hiện của rối loạn giấc ngủ. Số lượng điều trị nội trú về mất ngủ cũng khoảng 70 - 80 bệnh nhân. Điều này phần nào cho thấy tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ đang rất phổ biến hiện nay. Là bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, ông Trần Văn Chanh ở xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, nói: Lâu lâu có 1 lần là mình thức giấc rồi ngủ lại không được. Có khi ngủ đến 1 - 2 giờ sáng thức giấc rồi thức luôn không ngủ lại được nữa. Bữa nào ngủ thẳng giấc thì khỏe lắm, còn bữa nào thức giấc như vậy là sáng ra không khỏe.
Hiện nay, tình trạng rối loạn giấc ngủ không chỉ gặp phải ở người lớn tuổi mà ở người trẻ cũng gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, những rối loạn giấc ngủ thường dễ bị bỏ qua. Chỉ đến khi xảy ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe thì người bệnh mới đi thăm khám. Rối loạn giấc ngủ có thể là chỉ dấu của các vấn đề bệnh lý tâm thần.
Theo Trưởng Khoa Tâm thần, Bệnh viện chuyên khoa 27 tháng 2, tỉnh Sóc Trăng (ảnh trên) - bác sĩ CKI Thạch Siêl phân tích, mất ngủ thật sự chỉ là một triệu chứng. Toàn bộ các bệnh lý về tâm thần đa số đều có triệu chứng mất ngủ lồng ghép trong đó. Mất ngủ đơn thuần chiếm tỷ lệ rất thấp. Còn lại mất ngủ đều là do triệu chứng của bệnh lý tâm thần. Ví dụ tâm thần phân liệt, rối loạn kiểu phân liệt, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, hung cảm cũng mất ngủ. Hiện nay, các vấn đề xã hội như tình trạng việc làm cũng gây ra những căng thẳng gây mất ngủ. Mất ngủ do việc làm, do cuộc sống thì khi tình trạng ổn định, giấc ngủ sẽ trở lại bình thường, còn mất ngủ do bệnh lý tâm thần bắt buộc phải điều trị.
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, tỷ lệ phục hồi của một con người là khoảng 16 giờ. Sau 16 giờ tỉnh táo, bộ não bắt đầu trở nên yếu đi. Con người cần giấc ngủ 8 giờ để duy trì hiệu suất nhận thức, củng cố lại hệ miễn dịch, giúp chống lại các bệnh ác tính, ngăn ngừa nhiễm trùng và tránh mọi kiểu bệnh tật. Ngủ đủ giấc liên quan mật thiết đến hệ tim mạch. Việc ưu tiên cho giấc ngủ trong suốt cuộc đời cũng là một yếu tố quan trọng giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Giấc ngủ chính là hoạt động đơn lẻ có hiệu quả nhất mà chúng ta có thể thực hiện để lấy lại sức khỏe cho cơ thể và trí não mỗi ngày.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng ngủ càng nhiều càng tốt. Có những nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên nếu lượng giấc ngủ trung bình vượt qua 9 tiếng. Cần có sự cân bằng giữa sự tỉnh táo và giấc ngủ. Ở một người trưởng thành bình thường, sự cân bằng này là khoảng 16 tiếng thức và 8 tiếng ngủ. Bác sĩ Thạch Siêl thông tin thêm không phải ngủ thiếu giấc gọi là mất ngủ. Quan trọng là chất lượng của giấc ngủ. Khi ngủ mà sáng thức dậy thấy người mình thoải mái, đó là một giấc ngủ tốt. Còn nếu nằm cả đêm mà sáng thức dậy thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu thì tức là chất lượng giấc ngủ chưa tốt. Rối loạn giấc ngủ không chỉ riêng mất ngủ. Ngủ ít cũng là rối loạn giấc ngủ mà ngủ nhiều cũng là rối loạn giấc ngủ.
Có những trường hợp bệnh nhân đến khám với các biểu hiện rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, cần phải nhập viện điều trị nội trú. Thời gian điều trị đối với mất ngủ kéo dài hơn so với các bệnh lý khác, trung bình là khoảng 6 tháng điều trị, trong đó, điều trị nội trú trung bình khoảng 2 tuần, bởi cần có thời gian để thuốc phát huy tác dụng, giúp điều chỉnh giấc ngủ của bệnh nhân.
Đang điều trị bệnh mất ngủ tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện chuyên khoa 27 tháng 2, ông Thái Quêl ở xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, chia sẻ: Lúc trước là đầu hôm tôi mới ngủ, ngủ được 1 - 2 tiếng đồng hồ rồi thức luôn tới sáng. Sáng dậy thấy nhức đầu, chóng mặt.
Cũng là bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Tâm thần, bà Trần Thị Hà ở ấp Cần Giờ, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, nói: Ban đầu tôi mất ăn mất ngủ, đau đầu nên mới vô bệnh viện khám. Nhờ bác sĩ ở đây điều trị tận tình nên giờ đây, tôi ngủ sâu, ngủ tới sáng luôn, ăn uống được, thấy khỏe rồi.
Mỗi ngày, phòng khám Khoa Tâm thần của Bệnh viện chuyên khoa 27/2 tiếp nhận khoảng 200 lượt bệnh nhân đến khám với các biểu hiện do giấc ngủ.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Vậy làm thế nào đảm bảo được chất lượng giấc ngủ? Lời khuyên từ các bác sĩ là cần thiết lập lịch trình ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên, nhưng không nên tập vào tối muộn, tránh cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn và chất kích thích, tránh ăn quá no vào buổi tối, đảm bảo các điều kiện cho phòng ngủ như nhiệt độ mát mẻ, phòng tối và hạn chế các thiết bị điện tử...
Hiện nay, chúng ta cần chú ý đến stress, đến căng thẳng. Bởi hiện tại nền kinh tế phát triển, ai cũng muốn giàu hơn, từ chỗ đó lúc nào cũng căng thẳng, như vậy mình cần biết thế nào là đủ, mình biết đủ rồi thì giảm đi căng thẳng, từ đó giấc ngủ của mình thoải mái hơn, bác sĩ Thạch Siêl, khuyến cáo.
Giấc ngủ là điều không thể thương lượng được. Con người không bao giờ có thể ngủ lại giấc ngủ mà chúng ta đã đánh mất trước đó. Điều có thể làm ngay từ bây giờ là mỗi người cần nhận biết tầm quan trọng của giấc ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ./.
Mỹ Phương, Lâm Huy
Tag: |
TIN LIÊN QUAN
-
Giấc ngủ và sức khỏe con người
-
Phong trào đá cầu kiểng phát triển ở...
-
Phát động Tết trồng cây đời đời nhớ...
-
Quý l-2025, cả nước xảy ra 4.760 vụ...
-
Gương người tốt việc tốt trong đồng bào...
-
Mỹ Tú: Chung tay xoá nhà tạm, nhà...
-
Đại hội Thi đua yêu nước, biểu dương...
-
Lãnh đạo UBND thị xã Ngã Năm tặng...
-
Tổng kết và trao giải Cuộc thi xây...
-
Sóc Trăng: Họp mặt thông tin tình hình...
-
Cảnh sát giao thông Sóc Trăng xử lý...
-
Sôi nổi Ngày hội Thanh niên với văn...
-
Toà tuyên phạt bị cáo 2 năm 6...
-
Sóc Trăng phát động Tháng Nhân đạo năm...
-
Sóc Trăng: Kiểm soát tốt tình hình giao...
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh...
-
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà...
-
Lãnh đạo Tỉnh ủy thăm, chúc mừng...
-
TX. Vĩnh Châu: Họp mặt kỷ niệm 50...
-
Thường trực Tỉnh uỷ thăm gia đình chính...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Trần Đề hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát cho người có công
Ương Nauplius thẻ chân trắng theo quy trình sinh học
Sóc Trăng đảm bảo duy trì tín hiệu thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá
Họp mặt Đội biệt động thị xã Sóc Trăng
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thăm, tặng quà các Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - BÁO VÀ ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Triều.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.