Xuất hiện sâu đầu đen gây hại trên dừa tại huyện Long Phú (Lượt xem: 7832)
>> TIN TỨC
>> Nông nghiệp - Nông thôn
Từ tháng 3/2021 đến nay, tại khu vực ấp Lợi Đức, xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, sâu đầu đen xuất hiện và gây hại nghiêm trọng trên vườn dừa của người dân. Trước thực trạng trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, phối hợp cùng chuyên gia đến từ các Viện, Trường Đại học đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp phòng trừ, nhằm hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại trên diện rộng.

Hàng loạt vườn dừa tại huyện Long Phú bị sâu đầu đen tấn công.
Sâu đầu đen hại dừa có nguồn gốc từ Nam Á, xuất hiện và phá hoại nghiêm trọng tại nhiều quốc gia trồng dừa vùng Thái Bình Dương như Ấn Độ, Sri Lanka, Banglades hay vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Cambodia… Riêng tại Việt Nam, sâu đầu đen lần đầu xuất hiện tại thủ phủ dừa Bến Tre từ tháng 7/2020, đã tàn phá nghiêm trọng và làm suy giảm lợi nhuận kinh tế của các nhà vườn, khiến đời sống người dân phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ công việc trồng dừa gặp rất nhiều khó khăn.
Sâu đầu đen gây hại trên cây dừa.
Tương tự như các vườn dừa tại Bến Tre, tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, sâu đầu đen xuất hiện và tấn công khiến nhiều vườn dừa trên địa bàn hư hại nặng. Những tán lá dừa khô héo, cháy xém, hàng loạt thân cây liên tục bị đốn bỏ để hạn chế tình trạng sâu lây lan sang những cây khác. Theo lời kể của ông Lê Văn Sơn, một nhà vườn tại ấp Lợi Đức, xã Long Đức, huyện Long Phú, từ khi sâu đầu đen xuất hiện đến nay, 3 công dừa của gia đình ông bị tàn phá hơn 40% diện tích, theo đó, nguồn thu nhập cũng giảm đáng kể từ hơn 1,5 triệu đồng mỗi tháng, nay chỉ còn vài trăm ngàn đồng kể từ thời điểm sau Tết Nguyên đán 2021. Cũng theo ông Sơn, nếu tình trạng này kéo dài, việc phải đốn hạ cả vườn dừa chỉ là chuyện sớm muộn.
Vườn dừa nhà ông Sơn bị sâu đầu đen tấn công nên không thể cho trái.
Nhận định về cơ chế gây hại của loài sâu này, bà Huỳnh Hữu Hiếu, Phó trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “vòng đời của sâu đầu đen kéo dài trung bình từ 46 - 65 ngày. Đầu tiên, chúng sẽ tấn công những tán lá già của cây dừa bằng cách cắn vào lớp biểu bì của lá, kết hợp với các sợi tơ và chất thải để tạo ra 1 đường hầm trú ngụ và sinh sản. Khi nguồn thức ăn cạn kiệt, chúng bắt đầu di chuyển lên những tán lá cao hơn, thậm chí làm ổ ở bông dừa khiến khả năng đậu trái sụt giảm. Tình trạng nghiêm trọng hơn, toàn thân cây dừa sẽ bị cháy xém, trụi lá, không còn khả năng sinh trưởng và phát triển nữa”.
Theo thống kê, toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có khoảng 8.600 ha đất trồng dừa, trong đó, huyện Long Phú chiếm gần 1.900 ha. Trong trường hợp sâu đầu đen tiếp tục xuất hiện và gây hại trên diện rộng, hàng ngàn cây dừa có thể bị tàn phá nặng nề; năng suất cho trái có thể giảm hơn 50% do sự sụt giảm về số lượng cụm hoa, tăng tình trạng rụng trái non, thân cây bị co thắt và chậm phát triển. Theo khảo sát, sâu thường xuất hiện ở những cây dừa lâu năm nhiều hơn so với những cây dừa còn non.
Tính đến tháng 5/2021, diện tích vườn dừa tại Long Phú bị sâu đầu đen gây hại lên đến 10,51 ha, trong đó, nhiễm nhẹ là 2,9 ha, nhiễm trung bình 3,4 ha và nhiễm nặng là 4,21 ha; tập trung tại ấp Lợi Đức, xã Long Đức. Tuy nhiên, tình trạng sâu bệnh đang có dấu hiệu lây lan sang các địa bàn khác như ấp An Hưng và một số khu vực lân cận.
Trước thực trạng trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp cùng Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện, thị xã và bà con nông dân tại khu vực bị ảnh hưởng, nhằm giúp nông dân nắm rõ hơn về đặc điểm sinh học, mức độ gây hại của sâu đầu đen để có cách quản lý phù hợp, hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại. Tại lớp tập huấn, các đơn vị cũng đã tổ chức trao tặng chế phẩm nấm xanh cho người dân nhằm đánh giá khả năng phòng trị sâu đầu đen; đồng thời, tiến hành thả một số loài thiên địch nhằm kiểm tra tác động của thiên địch đối với việc ngăn chặn sâu hại tàn phá trên dừa.
Các cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức, hướng dẫn bà con phòng trừ sâu đầu đen gây hại trên cây dừa.
Về cách xử lý sâu đầu đen gây hại, kỹ sư Võ Văn Vũ, Phó trưởng Phòng Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người dân sử dụng các chế phẩm sinh học như: chế phẩm Bacillus thuringiensis (chế phẩm Bt), chế phẩm nấm xanh hoặc chế phẩm Lytric từ dầu thực vật của trường Đại học Cần Thơ, để diệt trừ đối tượng sâu bệnh gây hại. Bên cạnh đó, sử dụng giải pháp thiên địch có sẵn ngoài tự nhiên như Bọ đuôi kiềm vàng hay Kiến vàng, để phòng ngừa sâu đầu đen từ giai đoạn đầu cũng là giải pháp mang lại hiệu quả, thân thiện với môi trường, ông Vũ cho biết.
Với cây dừa, phải mất thời gian sinh trưởng từ 5 năm trở lên mới có thể tiến hành lấy trái. Chính vì thế, nếu để tình trạng nhiễm sâu đầu đen nghiêm trọng đến mức phải phá bỏ vườn thì khả năng phục hồi sẽ rất lâu, việc chuyển đổi cây trồng cũng sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là việc cải tạo lại nền đất. Vì thế, về lâu dài, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã: “lập dự toán đề nghị Sở Nông nghiệp và Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng cấp kinh phí để thể thực hiện thử nghiệm mô hình nhân nuôi Ong ký sinh, kịp thời ngăn chặn dịch sâu đầu đen gây hại trên cây dừa”. Bên cạnh đó, “ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng, tránh loại sâu bệnh này nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân” - ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm.
Người dân tiến hành phun các chế phẩm sinh học để diệt trừ sâu đầu đen gây hại.
Bên cạnh các giải pháp đã được khuyến cáo, ngành chuyên môn cũng lưu ý bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời đối tượng sâu đầu đen gây hại, tiến hành cắt bỏ những tàu lá nhiễm bệnh và đem đi tiêu hủy, nhằm tránh lây lan ra diện rộng; thường xuyên phát hoang giúp vườn thông thoáng để cây sinh trưởng, phát triển tốt./.
Bình Trọng - Ngọc Thơ
TIN LIÊN QUAN
-
Khai mạc phiên chợ “Nông sản an toàn...
-
Chủ động phòng bệnh vi bào tử trùng...
-
Nông dân Vĩnh Châu trúng mùa Củ cải...
-
Sóc Trăng sơ kết 5 năm thực hiện...
-
Hiệu quả trồng màu xuống chân ruộng ở...
-
Kế Sách thu hoạch gần 4.000ha Lúa Đông...
-
Khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn...
-
Xã Thạnh Thới An đạt chuẩn Nông thôn mới
-
Sóc Trăng vào vụ sản xuất lúa Hè Thu
-
Biện pháp canh tác vụ lúa Hè Thu...
-
Tăng cường phối hợp kiểm soát tàu cá...
-
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc...
-
Sửa đổi, bổ sung một số Nghị định...
-
Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu...
-
Kỹ thuật trồng Dưa Hấu dưới chân ruộng
-
Hiệu quả kinh tế bền vững từ mô...
-
Sóc Trăng: Tình hình triển khai chính sách...
-
Xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú đạt chuẩn...
-
Sóc Trăng: Sở Nông nghiệp và Môi trường...
-
Sóc Trăng phấn đấu tăng trưởng khu vực...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Gia Hòa 1 thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách
Đến ngày 19-1-2025, Sóc Trăng thực hiện hoàn thành 33 nhiệm vụ thuộc Đề án 06
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.