Thạnh Trị: Hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động thôn thôn (Lượt xem: 1052)
>> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn
Cập nhật: 01/10/2024Thời gian qua, huyện Thạnh Trị chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và hiệu quả thiết thực. Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, huyện đã mở 44 lớp đào tạo nghề chăn nuôi, trồng trọt, tin học văn phòng... cho gần 1.000 học viên. Ngoài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác đào tạo nghề của huyện còn giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hộ dân ở ấp Trung Thành, xã Tuân Tức dự học lớp dạy nghề chăn nuôi bò.
Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, huyện Thạnh Trị đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và định hướng nghề nghiệp để người dân lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình. Việc đào tạo nghề gắn với nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp cũng được huyện chú trọng nhằm đảm bảo học viên có việc làm sau khi học nghề.
Tại ấp Trung Thành, xã Tuân Tức, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên của huyện đã mở Lớp dạy nghề chăn nuôi bò. Sau lớp học, nhiều học viên đã nắm được cách thức chọn con giống, chuẩn bị nguồn thức ăn, vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh trên vật nuôi,… và mạnh dạn xin vay vốn để áp dụng vào thực tế chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Bà Võ Thuý Yến (ảnh dưới) ở ấp Trung Thành, xã Tuân Tức, nói: Dự lớp tập huấn, tôi nắm rõ được cách chăn nuôi bò, nhất là khi nào bò lên giống, cách ủ rơm làm thức ăn cho bò. Học xong lớp dạy nghề thấy hay và hiệu quả nên sắp tới tôi sẽ mở rộng thêm để gia đình phát triển hơn.
Có ý định phát triển quy mô sản xuất, tháng 10/2022, chị Phan Ngọc Thu (ảnh dưới) ở ấp 16/1, xã Vĩnh Thành đã tham gia lớp dạy nghề may ở Trung tâm. Sau khi hoàn thành lớp học, chị Thu đã mở xưởng may gia công tại nhà. Đến nay, sau hơn 1 năm hoạt động, xưởng may của chị đã nhận gia công nhiều đơn hàng may mặc cho các công ty, doanh nghiệp, tạo được nguồn thu nhập ổn định cho gia đình và tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương có thu nhập trung bình từ 4,5 - 6,5 triệu đồng/tháng. Chị Thu cho biết: “Sau khi được đào tạo nghề may, tôi chủ động hơn trong sắp xếp công việc và ổn định hơn những chị không có nghề. Bản thân tự tin hơn khi nhận hàng về may gia công. Sau hơn 1 năm mở xưởng tại nhà, tôi đã phát triển được thêm cơ sở 2 ở xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm và đã tạo việc làm cho mười mấy lao động”.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Thạnh Trị đã mở 44 lớp đào tạo nghề cho gần 1.000 lao động tại địa phương với các ngành nghề như chăn nuôi, trồng trọt, tin học văn phòng... Trung tâm cũng phối hợp thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia.
Để công tác đào tạo nghề cho lao động thôn thôn đạt hiệu quả, ông Trần Văn Út (ảnh dưới) - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thạnh Trị, cho biết, ngay từ đầu năm, từ các nguồn vốn của Trung ương và địa phương, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch tham mưu UBND huyện để triển khai, thực hiện, chủ yếu là các lớp dạy nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp cho nông dân và được người dân rất đồng tình tham học nghề. Các lớp dạy nghề đã phát huy hiệu quả rất cao, vì sau khi học nghề, người dân biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo công ăn việc làm khoảng trên 90% so với số lượng học viên theo học; giúp người dân cải thiện kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập.
Từ nay đến cuối năm, ông Út cho hay, Trung tâm tiếp tục triển khai các lớp còn lại, tiếp tục tổ chức tư vấn, tuyên truyền hướng nghiệp, định hướng để người dân chọn nghề học phù hợp với thực tế với điều kiện của mình để có nghề nghiệp ổn dịnh cuộc sống. Sau khi học nghề, Trung tâm sẽ giải quyết công ăn, việc làm để người dân có thu nhập ổn định.
Những kết quả tích cực công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nguồn nhân lực của huyện Thạnh Trị ngày càng được nâng cao về chất lượng, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Công Toàn, Thu Thảo
TIN LIÊN QUAN
- Sóc Trăng chấp hành tốt Nghị định thư...
- Mô hình sản xuất cho thu nhập ổn...
- Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT làm việc...
- Nông dân Trần Đề chủ động xuống giống...
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19...
- Xây dựng gia đình "3 sạch", góp...
- Kỹ thuật nhân giống cây Vú sữa tím...
- Sóc Trăng hướng đến “số hóa” trong Nông...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
- Xã Tài Văn cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới
- Tăng cường quản lý chất lượng vật tư thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Kỹ thuật nhân giống cây Vú sữa tím Tứ Quý từ giống cây đầu dòng
- Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Nghị quyết về vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, giai đoạn 2026 - 2030
- Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng tham vấn Đề án giao đất, giao rừng phòng hộ ven biển
- Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
- Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
- HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
- Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.