Sóc Trăng hình thành vùng trồng lúa áp dụng Quy trình giảm phát thải đầu tiên   (Lượt xem: 1674)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Nông nghiệp - Nông thôn

Cập nhật: 05/08/2024

Thời gian qua, nhìn chung, Nông dân Sóc Trăng vẫn chưa thật sự xây dựng được Quy trình mô hình trồng lúa dựa trên giảm phát thải. Từ khi Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được triển khai thí điểm, tỉnh Sóc Trăng đang dần hình thành vùng sản xuất lúa giảm phát thải đầu tiên từ quy trình quản lý rơm, nước và phân bón.

Sóc Trăng hình thành vùng trồng lúa áp dụng Quy trình giảm phát thải đầu tiên  
Ruộng lúa áp dụng phương pháp ngập/khô xen kẽ. 

Mô hình thí điểm được triển khai tại HTX Hưng Lợi ở ấp An Hưng, xã Long Đức, huyện Long Phú có diện tích 50 ha, trồng giống lúa ST25. Cánh đồng tham gia mô hình được ứng dụng cơ giới hóa như: sạ hàng, hàng biên, vùi phân và không vùi phân để đối chiếu hiệu quả. Để đảm bào tiêu chí của Đề án, thành viên HXT đã được tập huấn rất kĩ về Quy trình canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đã áp dụng thành thạo kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” nên nhìn chung việc quản lý liều lượng phân, thuốc theo hướng giảm phát thải không khó khăn đối với các thành viên. Canh tác theo truyền thống, nông dân gieo sạ từ 120 - 150 kg giống/ha, còn canh tác theo Đề án thì chỉ còn 60 kg/ha. Khi giảm giống, sạ mật độ thưa cũng đồng nghĩa với giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm phân bón. 

Ông Phạm Hoàng Trân (bìa trái ảnh dưới) - Thành viên HTX Nông nghiệp Hưng Lợi, xã Long Đức, huyện Long Phú, nói: Đầu vụ mình đã sạ thưa, giảm lượng giống thì tiếp theo mình bón vùi phân để vừa giảm lượng phân vừa hạn chế thất thoát. Bón phân đúng thời điểm, tức là khi thấy cây lúa cần thiết phải được bổ sung phân bón, còn nếu không cần thì thôi. Thời điểm này, so sánh với vụ trước sạ dày thì thấy giảm được khoảng 30% phân bón.

Ủ rơm để trồng Nấm.

Trong canh tác lúa, ruộng bị ngập nước càng lâu thì lượng khí mê tan sinh ra càng nhiều. Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải thông qua việc quản lý nước, HTX Hưng Lợi đã được hỗ trợ lắp đặt 3 thiết bị cảm biến môi trường nước tại ruộng tham gia mô hình, các chỉ số đo đạc mực nước tại ruộng sẽ được hiển thị rõ trên điện thoại thông minh thông qua phần mềm được cài đặt sẵn, giúp HTX kịp thời điểu chỉnh mực nước ở ngưỡng thích hợp để lúa cứng cây, sinh trưởng tốt. Kết quả nghiên cứu từ nhiều chuyên gia cũng cho thấy, ruộng lúa áp dụng phương pháp ngập/khô xen kẽ có thể giúp giảm khoảng 3,5 lần lượng phát thải khí nhà kính so với các ruộng ngập nước suốt cả vụ.

Ông Trương Văn Hùng - Giám đốc HTX Nông nghiệp Hưng Lợi, xã Long Đức, huyện Long Phú, cho biết: Chỉ cần bấm điện thoại lên là sẽ biết được nước ở khu vực nào đang âm hoặc dương. Sau đó thông báo cho các thành viên tiến hành rút nước để đạt đúng quy trình của Đề án. Việc quản lý nước như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ít cho ruộng: Rút nước kịp thời thì rễ lúa sẽ ăn sâu xuống đất giúp lúa giảm đổ ngả, khi thu hoạch sẽ hạn chế thất thoát.

Máy cuộn rơm.

Hiện ruộng triển khai mô hình trong giai đoạn đòng trổ, dự kiến khoảng 40 ngày nữa sẽ bắt đầu thu hoạch lúa. Mặc dù chưa có đánh giá chính xác về mặt sản lượng và lợi nhuận, nhưng từ thực tế áp dụng Quy trình canh tác của HTX cho thấy, chỉ số phát thải trong canh tác đã được giảm thiểu đáng kể thông qua quản lý rơm, nước và phân bón. Sau khi thu hoạch, lượng rơm tại ruộng cũng sẽ được HTX tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau. “Sẽ sử sụng máy để cuốn tất cả rơm ra khỏi đồng thay vì đốt bỏ. Tận dụng lượng rơm để ủ làm phân hữu cơ bón lại cho lúa, làm thức ăn cho Trâu, Bò hoặc dùng để trồng Nấm rơm…. tức là sẽ tận dụng hết lượng rơm trên ruộng, tuyệt đối không để sả thải ra môi trường”, ông Trương Văn Hùng (bìa phải ảnh dưới) cho biết thêm.

Các thành viên HTX theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa canh tác theo Đề án.

Theo Viện nghiên cứu quốc tế khí hậu và xã hội (IRI), canh tác theo các tiêu chuẩn của Đề án sẽ giảm 20% phân bón, 50% giống và tăng năng suất ít nhất 5% từ giảm tổn thất sau thu hoạch. Trên cơ sở kết quả đạt được từ mô hình thí điểm được triển khai tại HTX Hưng Lợi ở ấp An Hưng, xã Long Đức, huyện Long Phú là điều kiện để cơ quan chuyên môn tìm ra những thế mạnh cần phát huy và kịp thời phát hiện khuyết điểm để khắc phục, giúp việc nhân rộng thêm nhiều vùng trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới. Điều này còn góp phần thực hiện thành công cam kết của Chính phủ Việt Nam với thế giới tại Hội nghị COP26 về việc giảm phát thải ròng bằng “0” đến năm 2050./.

Bình Trọng, Ngọc Thơ


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online