Luật sư với đạo đức hành nghề (Lượt xem: 16366)
>> TIN TỨC
>> Pháp luật - Cải cách hành chính
Trong hoạt động của luật sư, vấn đề đạo đức được đặt lên hàng đầu, là tiêu chuẩn, là nguyên tắc để được xã hội thừa nhận. Theo đó, đạo đức nghề nghiệp của luật sư gồm các quy định chung về đạo đức của bản thân luật sư trong các mối quan hệ với khách hàng, với cơ quan Nhà nước và đồng nghiệp. Đây cũng là nội dung của Hội nghị chuyên đề “Nâng cao chất lượng và đạo đức hành nghề luật sư” do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Sóc Trăng tổ chức.

Đội ngủ Luật sư Sóc Trăng tham dự tập huấn chuyên đề.
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân, luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng, cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, đàm phán về các vấn đề luật cho phép và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. Thường thì luật sư là người hoạt động khoa học pháp lý ở vị trí người hướng dẫn pháp luật, luôn lấy việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải và công bằng xã hội làm mục tiêu cao quý. Nhiều ý kiến nhận thấy rằng, luật sư nói chung, đoàn luật sư Sóc Trăng nói riêng, qua thời gian hoạt động, đã thể hiện khá tốt tính trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc vì áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Điều này thể hiện luật sư đã phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề, có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống để xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội. Ông Đinh Gia Hưng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sóc Trăng, nêu rõ: “Trong trách nhiệm nghề nghiệp, chúng tôi luôn hướng đến làm sao khi buộc mà không gỡ được nữa thì cái buộc đó mới có cơ sở. Cho nên, trong đạo đức, nghề nghiệp luật sư, nếu tất cả luật sư làm đúng như báo cáo tại hội nghị tổng kết hoạt động luật sư, thì đã góp phần rất nhiều cho phía Viện Kiểm sát và tôi luôn đánh giá cao những hội nghị chuyên đề mà Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Sóc Trăng thường xuyên tổ chức”.
Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa
Trong hoạt động tố tụng, hay trợ giúp pháp lý, là người cùng các cơ quan tư pháp khác vận dụng và am tường các quy định của pháp luật, nên luật sư phải là người tuân thủ pháp luật, không trực tiếp hay gián tiếp làm việc gì gây ảnh hưởng bất lợi hoặc khả năng làm ảnh hưởng bất lợi đến khách hàng, đến sự liêm chính và uy tín của luật sư. Những năm qua, thông thường thì các luật sư luôn từ chối hoặc không tham gia một vụ việc nếu khách hàng yêu cầu luật sư làm một việc phạm pháp hoặc vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, luôn tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng. Mỗi luật sư chỉ nhận những vụ việc theo khả năng của mình và thực hiện vụ việc theo phạm vi yêu cầu của khách hàng, không nhận việc nếu có xung đột hoặc có nguy cơ xung đột quyền lợi với khách hàng khác. Chính từ đó, trong quan hệ với khách hàng luật sư không để áp lực tài chính ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng của mình, qua đó cung cấp cho khách hàng những lời khuyên vô tư và trong sáng.
Cùng với vai trò là người hướng dẫn pháp luật, vai trò của luật sư cũng không thể thiếu trong hoạt động phản biện, bởi thường thì lý luận bào chữa, bảo vệ của luật sư luôn mang tính phản biện, vì vậy hầu hết các đại biểu trong hội thảo rất đồng tình với nhận định rằng hoạt động của luật sư cần đảm bảo sao cho tính chất phản biện có căn cứ, cơ sở pháp lý rõ rang, chặt chẽ, không lẫn lộn với ngụy biện, đó cũng là nền tảng của đạo đức nghề nghiệp luật sư. Trong cả nước nói chung, Sóc Trăng nói riêng, nghề luật sư đang dần khẳng định được vai trò quan trọng, tuy nhiên trong các văn bản pháp lý cũng như quan niệm của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng và quan niệm của doanh nghiệp, người dân thì vai trò của luật sư chưa được coi trọng, chưa xứng tầm với thực tế, có lẻ đó cũng là một trong những lý do ảnh hưởng đến đạo đức và văn hóa nghề nghiệp.
Ngành chức năng theo dõi phiên xét xử
Theo quy định của Đạo đức hành nghề luật sư, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư còn có vai trò thường xuyên khác đó là trợ giúp pháp lý, song với vai trò này hầu như chưa được quan tâm, nhất là khi tham gia các phiên tòa được chỉ định bảo vệ. Ông Nguyễn Việt Hoàn, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Trần Đề, cho rằng: “Đối với luật sư, đạo đức và đề cao đạo đức trong hành nghề có ý nghĩa rất nhân văn trong đời sống xã hội, nhất là đời sống pháp luật. Nghề luật sư gắn bó mật thiết với số phận con người, nên đòi hỏi phép ứng xử chuẩn mực mang tính chuyên nghiệp và phải dựa trên nền tảng cơ bản của đạo đức nghề nghiệp. Việc hình thành các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt trong việc đánh giá vị thế cũng như vai trò và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Việc nâng cao đạo đức, nghề nghiệp của luật sư trong quá trình hành nghề là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước và không ngừng xây dựng đội ngũ luật sư có tầm và có tâm”.
Luật sư Bạch Sĩ Chất phát biểu đóng góp tại hội nghị chuyên đề ngành Luật sư
Trong hội thảo chuyên đề lần này, nhiều ý kiến cho rằng, để góp phần tạo nên nét văn hóa riêng của nghề này, mỗi luật sư phải có nhìn nhận đúng mực về văn hóa tư pháp nói chung và phong cách văn hóa nói riêng của nghề. Muốn làm được điều này, mỗi luật sư phải có trách nghiệm phát huy và duy trì những điểm sáng của nghề, có ý thức giữ gìn đạo đức, phẩm giá của mình, giữ mối quan hệ tốt với mọi người, với đồng nghiệp. Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với nghề luật sư, trong đó các giải pháp như hoàn thiện bổ trợ tư pháp, đào tạo nghề cần được chú trọng, quan tâm hơn, để từ đó hình thành đội ngũ luật sư vững vàng về nghiệp vụ, đạo đức, có khả năng không chỉ trong hoạt động tố tụng trong nước mà từng bước còn phải tham gia các hoạt động ngoài nước khi đất nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Luật sư Bạch Sĩ Chất, Chủ nhiệm đoàn Luật sư tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “So với mặt bằng của toàn quốc thì mặt bằng của luật sư tỉnh Sóc Trăng có khác về đặc điểm so với đoàn Luật sư của các tỉnh. Trong hoạt động tổng kết của Liên đoàn Luật sư năm 2017, thì hầu hết các đoàn là trên 50% luật sư không thể sống nổi bằng nghề Luật sư, nhưng các luật sư Sóc Trăng lại bám được nghề, chứng tỏ rằng các luật sư Sóc Trăng luôn có cái tâm và nhiệt huyết trong hành nghề”. Bà Nguyễn Tuyết Liên, Phó trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho rằng: “Theo gợi ý của Ban Cải cách Tư pháp, chuyên đề “Đề cao đạo đức luật sư trong quá trình hành nghề” là không phải đạo đức chung chung mà là gắn với đạo đức của thời kỳ hội nhập. Tức là, đội ngũ luật sư không chỉ tham gia những vụ việc trong nước, mà đỏi hỏi phải học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ để tiến đến tham gia những vụ kiện mang tầm quốc tế”.
Đạo đức hành nghề nói chung, đạo đức nghề luật sư nói riêng, luôn có đặc thù chuyên môn khác nhau, nếu như Y đức đảm bảo sức khỏe, tính mạng con người, thì đạo đức hành nghề luật sư là góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh, đúng kỷ cương phép nước, xa hơn, vinh dự hơn đó là bảo vệ công lý, lẻ phải đời thường, nhưng cho dù là ngành nghề nào, đạo đức hành nghề rất cần được chú trọng./.
Quang Nhuần
TIN LIÊN QUAN
-
Long Phú, Cù Lao Dung: Đại biểu HĐND...
-
Thạnh Trị, Kế Sách: Đại biểu HĐND huyện...
-
Kỳ họp thứ 32 (Chuyên đề) HĐND tỉnh...
-
Mỹ Xuyên và Trần Đề: HĐND huyện thông...
-
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với...
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng làm việc với...
-
Thành phố Sóc Trăng, huyện Mỹ Xuyên lấy...
-
Thị xã Ngã Năm, huyện Cù Lao Dung...
-
Huyện Thạnh Trị và Long Phú lấy ý...
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử...
-
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng...
-
Trần Đề: HĐND tỉnh Sóc Trăng giám sát...
-
HĐND tỉnh giám sát công tác phòng, chống...
-
Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện Dự...
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử...
-
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng...
-
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử...
-
Tuyên án bị cáo 15 năm tù về...
-
HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp thứ 31...
-
Sóc Trăng: Kỳ họp thứ 30 (Chuyên đề)...
- Tin địa phương
- Học và làm theo gương Bác
- Lễ hội Oóc-om-bóc - Đua Ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng
- Tin trong nước
- Đời sống - Xã hội
- Tin thế giới
- Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
- Giáo dục - Khoa học & Công nghệ
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Pháp luật - Cải cách hành chính
- Lực lượng vũ trang
- Đoàn thể
- Thông báo
- Góc doanh nghiệp
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành
Trần Đề: Người dân đồng thuận cao với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng tiếp xúc cử tri xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề; cử tri phường 2, TX. Ngã Năm
Gia Hòa 1 thực hiện tốt công tác chăm lo gia đình chính sách
Đến ngày 19-1-2025, Sóc Trăng thực hiện hoàn thành 33 nhiệm vụ thuộc Đề án 06
Trailer Những hoạt động chính Lễ hội Óoc Om Bóc Đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ VI và tuần lễ VHTT&DL lần thứ I - 2024
Đài PT-TH Sóc Trăng thông báo tuyển hợp đồng lao động (17-09-2024)
HĐND tỉnh Sóc Trăng thông báo Kỳ họp thứ XXIII (Chuyên đề) HĐND tỉnh Sóc Trăng, Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026
Công văn số 1963 - CV-TU về Lễ Quốc tang Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Công Văn 1633-CT-TU về việc thực hiện nghiêm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.
Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.
Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.
Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.
Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.
® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.