Hòa đàm giữa Nga - Ukraine đạt tiến triển (Lượt xem: 4422)

Trang chủ >> TIN TỨC >> Tin thế giới

Cập nhật: 30/03/2022

Ngày 29/3, sau nhiều lần đàm phán trực tuyến không mang lại kết quả cụ thể, vòng đàm phán trực tiếp mới nhất giữa Nga - Ukraine đã được nối lại ở thủ đô Istanbul với vai trò trung gian hoà giải của Thổ Nhĩ Kỳ và đạt được một số tiến tiển nhất định. 

Hòa đàm giữa Nga - Ukraine đạt tiến triển
Đại diện phái đoàn ngoại giao Nga - Ukraine tại buổi đàm phán trực tiếp được tổ chức tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. 

   Hòa đàm  Nga - Ukraine đạt tiến triển

   Kết thúc ngày đàm phán đầu tiên kéo dài 3 giờ, Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky đánh giá cuộc đàm phán mang tính xây dựng. Nga đã nhận được đề xuất của Ukraine để đưa vào Hiệp ước và sẽ xem xét trong vài ngày tới để trình lên Tổng thống Vladimir Putin. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ giảm hoạt động quân sự theo các hướng tiến vào thủ đô Kiev và thành phố Chernihiv, nhằm tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện cần thiết cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Đáng chú ý, kết thúc đàm phán, đại diện phái đoàn Nga để ngỏ khả năng tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Ukraine trong thời gian tới, cùng với thời điểm ký kết Hiệp ước hoà bình.

   Nỗ lực làm trung gian hoà giải của Thổ Nhĩ Kỳ bước đầu đã mang lại các kết quả cụ thể và tích cực. Việc phía Nga tuyên bố hoàn thành các nhiệm vụ bước đầu của Chiến dịch quân sự đặc biệt, kết hợp với các kết quả đạt được trong vòng đàm phán lần này sẽ tạo tiền đề và không khí tích cực cho các vòng đàm phán tiếp theo, qua đó sớm đi đến ký kết Hiệp ước hoà bình đảm bảo lợi ích của cả 2 phía.

   Những đề xuất chính của Ukraine với Nga

   Phát biểu họp báo sau cuộc hòa đàm trực tiếp đầu tiên giữa Nga - Ukraine kể từ ngày 10/3, đại diện phái đoàn Ukraine cho biết sau hơn 3 giờ đàm phán, phía Kiev đã đưa ra một loạt đề xuất để giải quyết xung đột kéo dài hơn 1 tháng qua.

   Ukraine đề xuất áp dụng quy chế trung lập để đổi lấy đảm bảo an ninh, đồng nghĩa với việc Kiev sẽ không tham gia các Liên minh quân sự hay cho phép đặt các căn cứ quân sự tại nước này. Tuy nhiên các đảm bảo an ninh này cần phải có sự ràng buộc pháp lý từ các nước Mỹ, Trung Quốc, Pháp và Anh là 4 nước Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, cùng với các nước là Canada, Đức, Israel, Italia, Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, Kiev muốn Hiệp ước Quốc tế về an ninh của Ukraine sẽ không cản trở nước này trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU). Ngoài ra đề xuất của Ukraine cũng bào gồm thời gian tham vấn giữa hai bên trong 15 năm về tình trạng của Bán đảo Krym.  

   Những đề xuất này sẽ chỉ có hiệu lực khi Nga và Ukraine đạt được lệnh ngừng bắn hoàn toàn. Tuy nhiên, Ukraine sẽ phải tiến hành trưng cầu ý dân trước khi nhất trí bất kỳ thoả thuận hòa bình nào với Nga. Theo phái đoàn đàm phán Ukraine, những tiến bộ đạt được trong vòng đàm phán mới nhất đủ để dẫn tới một cuộc gặp Thượng đỉnh giữa lãnh đạo Nga - và Ukraine trong thời gian tới./.

Nguồn TTX Việt Nam

 


QUẢNG CÁO
     

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP - ĐÀI PT & TH SÓC TRĂNG.

Giám đốc: Nguyễn Văn Bốn.

Giấy phép số: 287/GP-TTĐT cấp ngày 22/12/2016.

Địa chỉ: 132 Trần Văn Bảy, Phường 3, TP Sóc Trăng.

Điện thoại: 0299 3822598 - Fax: 0299 3825876.

® Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ghi rõ nguồn THST.vn khi phát hành lại thông tin từ website này.




Phát triển bởi: Phòng Kỹ thuật Đài PT & TH Sóc Trăng.
Soc trang - truyen hinh soc trang - dai th soc trang - dai truyen hinh soc trang - th soc trang - Soc trang TV - thoi su soc trang - THST - truyen hinh - soc trang online